Hình Mẫu Thương Hiệu Trong Marketing – “Ngôn Ngữ” Giao Tiếp Với Khách Hàng (P1)

Hình Mẫu Thương Hiệu

Bạn có biết trong Marketing của một thương hiệu, doanh nghiệp sẽ có một hình mẫu hay không? Nó được gọi là hình mẫu thương hiệu (Brand Archetype). Có tất cả 12 hình mẫu thể hiện những đặc điểm khác biệt, độc đáo và thái độ khác nhau. Đó là những hình mẫu thương hiệu nào?

>> Bộ Nhận Diện Thương Hiệu Shop Thời Trang Quan Trọng Như Thế Nào?

1. Vì sao doanh nghiệp cần xác định hình mẫu thương hiệu?

Những doanh nghiệp lớn, các cơ sở kinh doanh F&B, thời trang nhỏ lẻ đều cần Marketing để kết nối với khách hàng. Trên hết là để tăng mức độ nhận diện thương hiệu. Và hình mẫu thương hiệu không chỉ thể hiện tính cách riêng của thương hiệu đó mà còn trở thành “ngôn ngữ” giao tiếp với khách hàng.

Hình Mẫu Thương Hiệu
Hình Mẫu Thương Hiệu Trong Marketing – “Ngôn Ngữ” Giao Tiếp Với Khách Hàng (P1)

Một nhà tâm lý học người Thuỵ Sĩ đã nghiên cứu 12 hình mẫu thương hiệu dựa trên những nhu cầu căn bản nhất của con người. Đó là nhu cầu được yêu thương, bồi dưỡng kiến thức, được chăm sóc… Từ đó khách hàng sẽ hiểu được hình mẫu của thương hiệu, doanh nghiệp đó.

2. Đặc trưng của 12 hình mẫu thương hiệu:

  • Hình mẫu Ngây thơ (The Innocent) ví dụ như thương hiệu Coca Cola, Mc Donal’s. Hình mẫu này thể hiện sự tươi trẻ, năng động, phấu đấu cho một điều tốt đẹp. Những thương hiệu chuyên về thực phẩm organic, sản phẩm trẻ em, đồ uống… thích hợp với hình mẫu ngây thơ.
  • Người bình thường (The Regular Guy) đại diện cho hình mẫu kết nối với người khác, thể hiện sự thân thiện, trung thành, thoải mái. Ví dụ: thương hiệu IKEA, Muji.
  • Người hùng (The Hero) phù hợp với doanh nghiệp hướng đến sự can đảm vượt lên khó khăn, tạo nên hiệu ứng tích cực trong cộng đồng. Một trong những doanh nghiệp có hình mẫu thương hiệu nổi tiếng này chính là Nike.
  • Hình mẫu Người khai phá (The Explorer) phù hợp với thương hiệu mạnh mẽ, cá tính và tìm kiếm tự do, trải nghiệm mới. Ví dụ: Starbucks, Redbull.
  • Người khởi tạo (The Creator) là hình mẫu hàng đầu trong thiết kế bộ nhận diện thương hiệu. Hình mẫu này thể hiện sự đam mê sáng tạo, thể hiện bản thân, thích tưởng tượng. Những thương hiệu sử dụng hình mẫu người khởi tạo là Lego, Crayola.
  • Hình mẫu Người chăm sóc (The Caregiver) theo đuổi mục đích bảo vệ và chăm sóc mọi người. Nó phù hợp với những sản phẩm chăm sóc con người, phục vụ cộng đồng như Comfort, Johnson & Johnson.
  • Hình mẫu Chú hề (The Jester) mang niềm vui, tinh thần tích cực đến với mọi người. Ví dụ thương hiệu Pepsi, M&M’s.
  • Tình nhân (The Lover) là hình mẫu kết nối bằng cảm xúc, khơi gợi tình yêu, sự lãng mạn. Ví dụ như những sản phẩm làm đẹp, chăm sóc bản thân. Thương hiệu điển hình nhất là Victoria’s Secret.
  • Người thống trị (The Ruler) lại thiên về hình mẫu của những nhà lãnh đạo đầy trách nhiệm, cầu tiến và quyền lực. Có thể thấy rõ ràng nhất là định hình thương hiệu ô tô: Mercedes-Benz, Rolls Royce.
  • Ảo Thuật Gia (The Magician) có ý nghĩa giàu trí tưởng tượng, thông minh phù hợp với các thương hiệu mở rộng thế giới quan. Ví dụ: Apple, Disney.
  • Người Hiền triết (The Sage) là hình mẫu thương hiệu đặc trưng của Google, BBC. Nó thể hiện trí tuệ, nguồn kiến thức vô tận và lan toả sự hiểu biết đến với nhiều người.
  • Hình mẫu Kẻ nổi loạn (The Outlow) lại đại diện cho sự mạo hiểm, thách thức mọi định kiến. Điển hình như thương hiệu Virgin, Harley Davidson.
Hình Mẫu Thương Hiệu
Hình Mẫu Thương Hiệu Trong Marketing – “Ngôn Ngữ” Giao Tiếp Với Khách Hàng (P1)
Thông qua 12 hình mẫu thương hiệu, bạn sẽ truyền tải thông điệp đến khách hàng dễ dàng hơn. Đồng thời nó sẽ thể hiện xuyên suốt trong quá trình phát triển thương hiệu của bạn. 

 

LIÊN HỆ THEO THÔNG TIN

THIẾT KẾ VÀ IN ẤN MOON ART

Hotline: 0979 723 464 – 0377 600 444

Facebook: Moon Art – Email: contact@moonart.vn

Địa chỉ: Tầng 9, số 10 Hải Phòng, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng