Thương hiệu nào cũng muốn sở hữu một mẫu slogan vừa ấn tượng vừa ý nghĩa. Những bí quyết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn tự viết slogan hiệu quả nhất. MOONART là địa chỉ giúp bạn cập nhật tin tức và mẫu thiết kế bao bì, logo, nhãn mác, bộ nhận diện, catalogue, brochure, banner poster…
>> Xem thêm
- Các bước tạo nên mẫu thiết kế danh thiếp ấn tượng
- Thiết kế thực đơn nhà hàng chuyên nghiệp tại Đà Nẵng
- Những điều cần biết về thiết kế tờ rơi Đà Nẵng
1. Khơi gợi cảm xúc khách hàng
Khách hàng thời hiện đại không dễ thuyết phục chỉ qua sản phẩm hay các đợt khuyến mãi. Mỗi ngày, họ nhận được hàng chục lời kêu gọi và có hàng trăm lựa chọn mua hàng khác nhau. Chỉ những thông điệp thực sự ấn tượng mới ở lại trong tâm trí. Nếu bạn chọn cách hứa hẹn về công dụng và lợi ích trong tương lai. Bạn sẽ rất khó để được người tiêu dùng để tâm đến. Hãy tự viết slogan bằng cả tâm tình và có khả năng khơi gợi cảm xúc khách hàng. Như cách “Biti’s – Nâng niu bàn chân Việt”; “Kinh Đô – Trao thành ý, bền tâm giao”…

2. Kết hợp hài hòa với logo
Trong hầu hết những lần xuất hiện, slogan thường đi chung với logo. Có nhiều thương hiệu cũng chọn cách đặt mặc địch slogan bên dưới logo thương hiệu. Vì vậy, slogan chắc chắn phải kết hợp hài hòa với logo để mang lại hiệu quả marketing cao nhất. Thường thì slogan sẽ được viết sau khi có logo. Chúng tôi cũng khuyên bạn nên đồng thời vừa thiết kế logo vừa tự viết slogan. Việc làm này giúp bạn điều chỉnh sự hài hòa giữa chúng. Khi bạn có ý định làm mới logo, đừng quên nghĩ đến việc làm mới slogan.

3. Ngắn gọn
Con người có khả năng ghi nhớ thông điệp bằng chữ viết khó hơn so với ghi nhớ hình ảnh. Vì vậy, ngắn gọn là một trong những bí quyết để bạn tự viết slogan thương hiệu ấn tượng. Ngắn gọn là bao nhiêu? Chúng tôi không muốn quy định số từ cho khái niệm “ngắn gọn”. Bởi ý tưởng hay đôi khi không thể o ép trong vài từ. Ngắn gọn là khi bạn cảm thấy ý nghĩa của slogan được thể hiện qua ít từ nhất có thể. Dù sao thì tính hiệu quả của thông điệp vẫn là trên hết. Slogan “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu – Prudential” được xem là khá dài nhưng vẫn dễ dàng để ghi nhớ.

4. Sử dụng từ ngữ tiêu cực
Không phải lúc nào tiêu cực cũng là xấu. Điển hình có những từ thường hay xuất hiện trong slogan như “không bao giờ”, “đừng”… mà vẫn thành công. “Không ai hiểu làn da bạn hơn Dove” là một ví dụ cụ thể nhất. Bạn có cảm xúc gì sau khi đọc qua slogan? Một sự khẳng định đầy tâm tình của dòng sữa tắm Dove. Tự viết slogan, đừng ngại thử với những từ ngữ tiêu cực.

5. Tránh xa các từ sáo rỗng
Từ ngữ nào được xem là sáo rỗng? “Hạng nhất”, “Tốt nhất”, “Dẫn đầu”, “Đẳng cấp”… Hiển nhiên là vẫn có những slogan thành công mặc dù chứa từ ngữ sáo rỗng. Nhưng họ đều là thương hiệu mạnh với sự nỗ lực khẳng định không ngừng nghỉ. Để không phải mãi chạy theo sự khẳng định sáo rỗng đó, hãy tránh xa các từ sáo rỗng.